Gỗ MFC (ván dăm) là gì? Cấu tạo – Đặc điểm và Ứng dụng

27/10/2022

MFC là một loại gỗ ép công nghiệp được sản xuất dùng để làm đồ nội thất gia đình, nội thất văn phòng. Vậy cấu tạo, đặc điểm của loại ván gỗ MFC là gì? Hãy cùng Xưởng Nội Thất Nam Á tìm hiểu trong bài viết này để có thêm kiến thức khi lựa chọn các loại vật liệu làm nội thất.

Gỗ MFC là gì?

Gỗ MFC có tên đầy đủ là Melamine Faced Chipboard, là loại gỗ ván dăm thuộc dòng gỗ công nghiệp. Ván gỗ MFC được sản xuất từ ​​một số loại cây gỗ rừng trồng như cao su, keo, bạch đàn,…là những loại cây trồng lấy gỗ ngắn ngày.

Gỗ MFC là gì

Gỗ MFC hay còn gọi là gỗ ván dăm

Những loại cây này thường cho thu hoạch ngắn ngày, không cần phải quá to hay quá già như gỗ tự nhiên… Người ta băm nhỏ phần gỗ khai thác này thành dăm gỗ, sau đó kết hợp với keo, ép để tạo độ dày.

Hoàn thiện bề mặt có thể sử dụng PVC phủ lên hoặc giấy in vân gỗ để tạo vẻ đẹp, sau đó phủ bề mặt hoàn thiện để chống ẩm và chống trầy xước. MFC hiện đang được sử dụng trong nội thất gỗ như giường ngủ, vách ngăn, tủ quần áo, tủ bếp…

Thành phần, cấu tạo gỗ MFC

Trong gỗ MFC (ván dăm) gồm có các thành phần chính như khoảng 80% là dăm gỗ, 9 – 10% là loại keo kết dính Urea Formaldehyde (UF), 7 – 10% là nước, 0,5% là các chất khác (Parafin, chất làm cứng,..).

Ván dăm

Ván gỗ công nghiệp MFC bao gồm 2 phần chính là: lõi gỗ ván dăm và phần bề mặt melamine.

– Loại ván dăm (chipboard): Thường sử dụng từ những gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như cao su, keo, bạch đàn… Phần thân gỗ sẽ được khai thác trực tiếp và băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.

– Phần bề mặt: Phần này thường được phủ lên một lớp melamine mang đến tác dụng thẩm mỹ, chống cháy, chống trầy xước và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này thường sẽ giả vân gỗ hoặc giả kim loại trông rất đẹp mắt. Tìm hiểu thêm về đặc điểm của lớp phủ melamine tại bài viết: Melamine là gì? Có an toàn không? Đặc điểm & Ứng dụng

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Trước tiên, cần phải thu hoạch những cây gỗ công nghiệp ngắn ngày rồi sau đó mới tiếp tục thực hiện quy trình sản xuất ván gỗ công nghiệp MFC:

Bước 1: Sản xuất gỗ dăm

  • Sau khi gỗ đã được nghiền thành những dăm nhỏ, người ta sẽ mang đi sấy khô ở nhiệt độ quy định.
  • Sàng lọc, phân loại gỗ thành những dăm gỗ có kích thước khác nhau.
  • Trộn dăm gỗ cùng với loại keo chuyên dụng, chất kết dính và tiếp tục đưa sang công đoạn tạo hình.

Bước 2: Tạo hình và cắt ván gỗ dăm

  • Những tấm ván sẽ được tạo hình dựa trên các thông số về độ dày và mật độ gỗ.
  • Các tấm ván đã được ép sơ bộ, cắt theo độ dài tiêu chuẩn rồi chuyển sang giai đoạn ép nóng.
  • Ván tiếp tục được ép dưới nhiệt độ, áp suất cao.
  • Các tấm ván được xén cạnh, loại bỏ những phần gỗ bị lỗi, mài nhẵn cạnh.
  • Khổ ván gỗ MFC thường:1220mm x 2440mm và 1830mm x 2440mm.
  • Độ dày phổ biến: 17mm, 18mm và 25mm.

Bước 3: Kiểm định chất lượng của tấm ván

Những tấm ván gỗ công nghiệp MFC sẽ được kiểm định nghiêm ngặt trước khi tung ra thị trường.

Bước 4: Ép Melamine

Tấm ván được ép thêm một lớp giấy trang trí Melamine, vật liệu này sẽ được phủ trên bề mặt tấm ván dưới nhiệt độ, áp suất cao. Thành phần được tạo ra gọi là MFC.

Vật liệu Melamine thực chất là một loại giấy nền được cấu tạo tạo vân, tạo màu sắc, phù hợp theo xu hướng đồ nội thất hiện đại trên thị trường. Lớp giấy này đã được nhúng keo và sấy khô nên có khả năng giúp chống xước, chống ẩm tốt, thân thiện cùng môi trường.

Phân loại gỗ MFC

Gỗ công nghiệp MFC bao gồm hai loại chính là gỗ MFC chống ẩm và gỗ MFC thường:

Gỗ MFC thường

Gỗ MFC loại thường có màu nâu nhạt, bề mặt melamine phủ bên ngoài sẽ có khoảng 80 màu từ đen, trắng, xám nhạt, xám chì cho đến những màu vân gỗ như tần bì, sồi, tràm, óc chó, xoan đào, gỗ nu vàng, gỗ nu đỏ, gỗ sồi, trắc, mun hay những màu vân gỗ hiện đại… Tất cả những màu này đều giống như gỗ thật. Lưu ý rằng, với những món đồ nội thất văn phòng, chung cư hoặc nhà ở, chỉ cần sử dụng loại ván MFC tiêu chuẩn. Đối với những không gian, khu vực ẩm ướt như tủ bếp, tủ toilet, vách toilet, lavabo, khu vệ sinh nên sử dụng loại ván MFC chống ẩm hoặc melamine trên nền MDF chống ẩm.

Gỗ MFC thường phủ melamine

Gỗ MFC chống ẩm

Gỗ MFC chống ẩm lõi xanh V313 cũng có bảng màu tương tự như MFC loại thường. Chất liệu gỗ MFC lõi xanh chống ẩm được khuyến cáo nên sử dụng cho tủ bếp, vách toilet, tủ toilet, vách ngăn vệ sinh, bệnh viện, trường học, phòng thí nghiệm, những nơi ẩm ướt… Đặc biệt là ở khu vực miền Bắc, nơi có khí hậu ẩm ướt. Vì thế, nếu muốn sở hữu sản phẩm đẹp và bền bỉ thì người dùng nên sử dụng gỗ MFC chống ẩm.

Để có thể phân biệt, thông thường, gỗ MFC chống ẩm sẽ nặng hơn MFC loại thường khoảng 40 đến 60kg/m3, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng từ 740 đến 760kg/m3.

Gỗ ván dăm chống ẩm phủ melamine

Đặc điểm gỗ công nghiệp MFC

Có thể nói, MFC là dòng gỗ công nghiệp vô cùng chất lượng nên được ứng dụng nhiều trong thiết kế và thi công nội thất. Cùng với gỗ MDF thì gỗ MFC nằm trong top các dòng gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất…và nó đang dần thay thế gỗ tự nhiên trong một số hạng mục nội thất.

Ưu điểm 

  • Có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.
  • Chống cong vênh, mối mọt, bong tróc tốt.
  • Độ bền tương đối cao nếu đặt trong điều kiện cao ráo, không bị ẩm ướt
  • Phù hợp với nhiều loại bề mặt phủ như melamine, acrylic, phun sơn,…
  • Tiện lợi trong việc ứng dụng trong thiết kế nội thất và thi công công trình.
  • Đảm bảo sự thân thiện với môi trường nên đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Mức giá rẻ hơn so với các loại vật liệu khác.

Nhược điểm

  • Khả năng chịu nước thấp nên dễ bị bung và hở ván nếu như tiếp xúc lâu ngày.
  • Bề mặt gỗ không chân thật bằng chất liệu gỗ tự nhiên.
  • Khả năng chịu mài mòn cũng không tốt bằng những loại vật liệu khác.
  • Sản phẩm có sự hạn chế về độ dày.

Ứng dụng của gỗ công nghiệp MFC

Có tới hơn 80% nội thất văn phòng và nội thất gia đình sử dụng gỗ MFC. Loại gỗ này có tính ứng dụng da dạng như sau:

– Đồ nội thất văn phòng: Do MFC là loại gỗ có tính chất nhẹ, dễ gia công nên rất thích hợp để chế tạo nội thất văn phòng như: tủ hồ sơ, bàn văn phòng… Còn đối với nội thất gia đình, MFC được sử dụng để chế tạo những sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao như kệ tivi, giá sách, táp đầu giường, vách ngăn trang trí.

– Sử dụng làm tủ bếp: do đặc tính không có khả năng chống nước tốt nên loại gỗ MFC ít được sử dụng để làm tủ bếp, trừ một số trường hợp gia đình chỉ có nhu cầu sử dụng tủ bếp trong thời gian ngắn vài năm hoặc đang hạn hẹp về tài chính thì mới nên làm tủ bếp gỗ MFC.

tủ bếp mfc

– Sử dụng làm giường ngủ: Đa số các loại giường được làm từ loại ván gỗ dăm phủ melamine, nguyên liệu chính là gỗ keo, cao su, bạch đàn được nghiền nát và ép lại thành những tấm ván gỗ dày, bên ngoài phủ thêm lớp nhựa Melamine in vân giả gỗ, sau đó, tráng lên bên trên bề mặt lớp laminate chống trầy xước.

– Sử dụng làm tủ quần áo: Quá trình để hoàn thiện tủ quần áo MFC sẽ được đơn vị thi công và thiết kế tráng thêm một lớp nhựa PVC giúp tăng khả năng kết dính và tạo trên bề mặt gỗ khả năng chống mối mọt, cong vênh, nứt nẻ, chịu xước.

Có thể thấy, với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ, kỹ thuật, gỗ công nghiệp MFC đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành nội thất va được nhiều tổ chức, đơn vị nội thất khuyên dùng nhờ tính thân thiện với môi trường.

Đỗ Yến

Chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp lâu năm làm việc trong lĩnh vực nội thất, am hiểu về các chất liệu sử dụng làm đồ nội thất, nắm bắt nhanh các xu hướng thiết kế, tư duy thẩm mỹ tốt. Từ đó luôn đưa ra được những phương án thiết kế – thi công nội thất đảm bảo tối ưu chi phí nhất cho khách hàng, đồng thời vẫn mang được các yếu tố thẩm mỹ cao, đáp ứng được đầy đủ công năng sử dụng, tối ưu hóa giá trị không gian mang lại cuộc sống tiện nghi cho gia chủ.

0916 886 400