Tủ bếp MDF là loại tủ bếp gỗ công nghiệp, được sản xuất từ gỗ mdf lõi xanh chống ẩm và trên bề mặt được phủ thêm một lớp melamine hoặc acrylic hoặc laminate hoặc phủ sơn để tạo thẩm mỹ với màu sắc khác nhau theo sở thích của chủ nhà.
Tủ bếp mdf phủ melamine
Tủ bếp MDF sơn trắng, phong cách tân cổ điển
Tủ bếp MDF phủ acrylic
Mẫu tủ bếp gỗ MDF lõi xanh An Cường đẹp
Tủ bếp MDF chống ẩm kiểu dáng hiện đại
Tủ bếp gỗ MDF lõi xanh Thái Lan chống ẩm
Nhờ có giá thành hợp lý và độ bền cao nên tủ bếp gỗ MDF hiện đang được sử dụng khá phổ biến trong nội thất nhà bếp. Vậy gỗ MDF là gì? Dòng gỗ này có gì nổi bật so với các dòng gỗ thông thường khác? Tất cả sẽ được trả lời trong nội dung bài viết này.
Mẫu tủ bếp mdf đẹp sử dụng kết hợp tủ dưới phủ mine vân gỗ, tủ trên phủ acrylic bóng gương
Tủ bếp MDF là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa khác nhau dành cho loại tủ bếp MDF này. Tuy nhiên, hiểu cách đơn giản nhất, tủ bếp MDF là loại tủ bếp thuộc dòng sản phẩm tủ bếp gỗ công nghiệp và được tạo thành từ gỗ MDF.
Hình ảnh video thực tế về bộ tủ bếp gỗ MDF
Cấu tạo cốt gỗ MDF
MDF(Medium Density Fiberboard) hoặc ván sợi mật độ trung bình, là một vật liệu bao gồm dăm gỗ và bã gỗ được liên kết bằng một loại nhựa tổng hợp. Cốt gỗ MDF hiện nay chủ yếu là loại gỗ được làm từ những cây công nghiệp ngắn ngày, sau đó được nghiền để tạo thành những sợi gỗ nhỏ, bột gỗ. Những sợi gỗ này được nén chặt với sáp và nhựa, tạo thành các tấm, và được ép với áp suất và nhiệt độ cao để tạo ra một tấm ván cô đặc, bền. Không giống như gỗ nguyên khối và gỗ veneer, ván gỗ MDF được hoàn thiện bằng một lớp sơn mài mờ (hoặc một lớp sơn phủ vecni).
Phân loại cốt gỗ MDF
Gỗ MDF chủ yếu bao gồm 2 loại phổ biến là gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm. Tùy thuộc theo từng loại chất kết dính mà các sản phẩm gỗ sẽ có những đặc tính khác nhau.
Đóng tủ bếp và đồ nội thất thường sẽ sử dụng cốt MDF lõi xanh chống ẩm để đảm bảo chất lượng, độ bền
– Gỗ MDF thường: Là loại gỗ được làm từ nguyên liệu là những sợi gỗ nhỏ sử dụng chất kết dính chính là keo UF (Urea Formaldehyde) để liên kết những sợi gỗ, tạo nên các cốt ván MDF.
– Gỗ MDF chống ẩm hay còn gọi là mdf lõi xanh: Thường được các nhà sản xuất dùng chất kết dính là keo MUF (melamine urea formaldehyde), nhựa Phenolic hoặc PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) thay vì sử dụng keo UF thông thường. Đây là dòng gỗ cao cấp nên sẽ được nhà sản xuất thêm chất chỉ thị màu xanh giúp phân biệt với gỗ MDF thường. Đây cũng là loại vật liệu được dùng để sản xuất tủ bếp và đồ nội thất.
Cấu tạo tủ bếp MDF
Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF thường có cấu tạo gồm:
– Phần khoang thùng tủ: Phần khoang thùng tủ thường được sử dụng chất liệu MDF thường hoặc MDF lõi xanh phủ Melamine hoặc sơn. Và phần thùng tủ thường sẽ có thiết kế màu trắng cùng với màu cánh tủ.
– Phần khoang chậu rửa: Tủ bếp sẽ được chia ra làm nhiều khoang, đáp ứng với yêu cầu của từng khu vực khác nhau. Do khoang chậu rửa là bộ phận rất hay rò rỉ nước và ẩm ướt nên đòi hỏi phần khoang tủ này cần dùng loại vật liệu chống thấm cao cấp. Chất liệu được dùng nhiều nhất hiện này là Inox 3-4 hoặc nhựa Picomat cao cấp.
– Phần hậu tủ bếp: Đây là phần tiếp xúc với tường kín nên thường xuyên bị ẩm ướt. Vì thế, phần này cần sử dụng loại nhôm nhựa Aluminium nhẹ, chống ẩm và không bị han gỉ.
– Phần cánh tủ bếp: Có cấu tạo bao gồm 2 lớp cốt gỗ công nghiệp và lớp phủ, được coi là bộ mặt của tủ bếp.
- Cốt gỗ: Thường chủ yếu sử dụng chất liệu MDF lõi xanh chống ẩm.
- Bề mặt lớp phủ (bao gồm lớp phủ trong và lớp phủ ngoài): Lớp phủ trong chủ yếu thường dùng sơn hoặc melamine. Lớp phủ ngoài thường dùng acrylic, laminate, veneer mang đến vẻ đẹp sang trọng, tinh tế, màu sắc và đường vân đa dạng từ đơn sắc đến vân gỗ đẹp.
Ưu và nhược điểm của tủ bếp MDF
Ưu điểm
– Khả năng chống ẩm: Tủ bếp gỗ MDF được đánh giá là có khả năng chống ẩm và thấm nước khá tốt, đặc biệt là loại MDF lõi xanh. Vì thế, dòng sản phẩm này rất thích hợp dùng trong không gian hơi ẩm ướt như phòng bếp.
– Khả năng chống cong vênh: Gỗ MDF không bị giãn nở, cong vênh giống như các loại gỗ thông thường nên phù hợp với điều kiện môi trường nóng ẩm thất thường như Việt Nam.
– Khả năng bám ốc vít, bám keo: Chất gỗ MDF sở hữu khả năng bám ốc vít, bám keo tốt nên những sản phẩm nội thất dùng vật liệu này có độ chắc chắn cao, đảm bảo chất lượng và độ bền theo thời gian.
– Mẫu mã đa dạng: Bề mặt gỗ MDF nhẵn mịn nên gia chủ có thể phủ các lớp vật liệu bên ngoài để làm đẹp khác nhau như veneer, laminate, phun sơn, acrylic, tạo nên những sản phẩm nội thất đa dạng, mẫu mã đẹp, thiết kế hiện đại, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
– Thời gian thi công: Gỗ MDF rất dễ sản xuất, lắp đặt, thi công, thời gian thực hiện nhanh do đã được sản xuất thành các tấm gỗ với kích thước sẵn có.
Tủ bếp gỗ công nghiệp mdf cho nhà chung cư
Nhược điểm
– Mặc dù có khả năng chống ẩm mốc (đối với loại gỗ MDF lõi xanh chống ẩm). Tuy vậy, gỗ MDF không có khả năng chống nước, nếu như bị ngâm trong nước lâu, các sợi gỗ sẽ bị bung nở và làm hỏng đồ nội thất.
– Gỗ MDF không chạm trổ được các chi tiết, họa tiết cầu kỳ và phức tạp như gỗ tự nhiên do ở giữa những sợi gỗ vẫn còn khe hở, mật độ sợi gỗ chỉ ở mức trung bình.
– Gỗ công nghiệp nói chung và gỗ MDF nói riêng chỉ có độ cứng nhưng không có độ dẻo nên khó có thể thực hiện các chi tiết uốn cong phức tạp.
– Gỗ MDF sở hữu độ dày hạn chế nên nếu muốn sản xuất tủ bếp có độ dày lớn thì cần phải chồng nhiều tấm gỗ với nhau.
Phân loại tủ bếp gỗ MDF
Dựa trên nguồn gốc
Dựa trên nguồn gốc, tủ bếp MDF chia làm 2 loại chính:
- Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chống ẩm An Cường
- Tủ bếp gỗ công nghiệp MDF lõi xanh chống ẩm Thái Lan.
Cả 2 loại gỗ này đều có trọng lượng lớn, khả năng chịu nhiệt, chịu lực cao, chống ẩm tốt và phù hợp với môi trường nhà bếp.
Thông thường, tủ bếp gỗ MDF lõi xanh có độ bền cao hơn so với gỗ MDF lõi thường. Vì thế, nếu bạn muốn sở hữu một bộ tủ bếp bền đẹp cùng năm tháng thì nên chọn loại code gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.
Dựa trên lớp phủ bề mặt dán
Dựa trên chất liệu phủ bề mặt thì tủ bếp MDF được chia làm các loại sau:
– Tủ bếp MDF dán acrylic bóng gương: Mang đặc trưng bề mặt sáng bóng như gương, cực kỳ thu hút, có khả năng chống trầy xước rất tốt.
– Tủ bếp MDF dán laminate chống sần: Mang đặc trưng bề mặt sần chống trầy xước cao, đảm bảo sự đa dạng cao về màu sắc, từ màu trơn trẻ trung đến màu vân gỗ.
– Tủ bếp MDF dán melamine: Sở hữu đặc tính giống với laminate nhưng bề mặt dán melamine mỏng hơn, các màu vân gỗ không sắc nét bằng laminate.
– Tủ bếp MDF phủ Veneer: Veneer được tạo nên từ việc lạng cực mỏng gỗ tự nhiên, chỉ dày khoảng 0,3mm – 0,5mm.
– Tủ bếp MDF phủ sơn: trên bề mặt cốt gỗ công nghiệp MDF lõi xanh được sơn bệt thông thường hoặc sơn inchem cao cấp. Phần cánh tủ có thể đục huỳnh để tạo họa tiết theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển.
Các mẫu tủ bếp MDF chống ẩm bền đẹp
Tủ bếp MDF phủ melamine
Đây là loại tủ được cấu tạo từ code gỗ MDF lõi xanh kháng ẩm có chất lượng rất tốt. Bề mặt bên ngoài tủ được phủ thêm một lớp melamine nhám với độ dày khoảng 3-4mm.
Tủ bếp MDF phủ acrylic
Là dòng tủ có thùng được làm bằng chất liệu MDF lõi xanh chống ẩm. Phần cánh tủ bếp sử dụng cốt gỗ MDF lõi xanh phủ lớp acrylic bóng gương, trong suốt, độ dày khoảng từ 3-4mm . Tủ bếp có đặc tính chống va đập tốt, chịu được nhiệt độ cao.
Tủ bếp MDF phủ laminate cao cấp
Mẫu tủ bếp MDF gần tương tự giống với tủ bếp phủ melamine từ màu sắc đến ngoại hình. Tuy nhiên, xét về phần cấu tạo thì phần lớp phủ melamine sẽ mỏng hơn nhiều và có khả năng uốn cong theo yêu cầu, chống trầy xước vô cùng tốt.
Tủ bếp MDF phun sơn
Dòng sản phẩm tủ bếp MDF phun sơn mang đến khả năng tùy biến cao về màu sắc và độ bóng của bề mặt. Ngoài ra, gia chủ có thể sơn phủ màu tùy chọn lên bề mặt để tạo độ bóng cao hoặc làm mờ tùy ý.
Hiện nay, Xưởng Nội thất Nam Á là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các sản phẩm tủ bếp MDF, chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng với mức giá tận xưởng.
Gỗ MDF được sử dụng làm tủ bếp là loại gỗ cao cấp, chuẩn chất lượng, đảm bảo sức khỏe cho người dùng và có bảo hành đầy đủ dành cho khách hàng. Khi lựa chọn Xưởng Nội thất Nam Á, chắc chắn quý khách hàng sẽ tìm được thiết kế phù hợp với sở thích và mang lại những lợi ích cho sinh hoạt, đáp ứng được đa dạng nhu cầu cũng như không gian ngôi nhà.