Chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp lâu năm làm việc trong lĩnh vực nội thất, am hiểu về các chất liệu sử dụng làm đồ nội thất, nắm bắt nhanh các xu hướng thiết kế, tư duy thẩm mỹ tốt. Từ đó luôn đưa ra được những phương án thiết kế – thi công nội thất đảm bảo tối ưu chi phí nhất cho khách hàng, đồng thời vẫn mang được các yếu tố thẩm mỹ cao, đáp ứng được đầy đủ công năng sử dụng, tối ưu hóa giá trị không gian mang lại cuộc sống tiện nghi cho gia chủ.
Phân biệt gỗ MDF & MFC
Gỗ MFC và gỗ MDF là hai loại gỗ công nghiệp không còn quá xạ lạ trong ngành nội thất. Những loại gỗ công nghiệp này đều sở hữu những ưu nhược điểm riêng khiến người dùng phân vân không biết nên chọn loại gỗ nào cho phù hợp. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin liên quan.
Thông tin chung về gỗ MFC và MDF
Gỗ MFC & MDF đều là những loại gỗ thân thiện với môi trường, có thể tái sản xuất và đặc biệt được nhiều nước phát triển khuyến khích sử dụng. MFC và MDF là những sản phẩm ván ép gỗ công nghiệp được liên kết theo quy trình được liên kết chặt chẽ.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có tới hơn 80% đồ gỗ nội thất được sản xuất dựa trên những chất liệu này. Có thể tìm thấy nhiều đồ nội thất trong gia đình, khách sạn, biệt thự, resort, văn phòng, nhà hàng hoặc trường học, bệnh viện.
Gỗ MFC
Ván gỗ công nghiệp MFC còn được gọi là ván dăm. Chữ MFC còn là viết tắt của Melamine Faced Chipboard.
– Cấu tạo: Những cây gỗ công nghiệp sau khi thu hoạch sẽ được mang băm nhỏ, trộn cùng với keo và ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao theo các tiêu chuẩn. Để ra được một tấm ván MFC là cả một quy trình.
– Tính chất gỗ: Bề mặt của gỗ công nghiệp MFC được phủ thêm một lớp melamine, mang đến tác dụng phẩm mỹ cao, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Khả năng chịu lực rất tốt, đặc biệt là phần lực thẳng đứng.
– Phân loại và ứng dụng: MFC bao gồm 2 loại là ván gỗ MFC thường và ván gỗ MFC chống ẩm. Cả 2 loại ván này đều được ứng dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng (bàn ghế, tủ hồ sơ, tủ đựng tài liệu, vách ngăn), gia đình (tủ quần áo, tủ bếp, giường, bàn ghế),… Với gỗ MFC chống ẩm thì được sử dụng nhiều ở những khu vực có độ ẩm cao hoặc tiếp xúc với nhiều nước như: phòng bếp, nhà vệ sinh.
https://everon.com/upload_images/images/giuong-go-mfc/so-sanh-giuong-go-MFC-va-go-MDF-loai-nao-tot-cach-phan-biet-2.jpg
Ưu điểm của gỗ MFC
– MFC cứng chắc và có độ bền cao.
– Phần bề mặt trơn, phẳng và không thấm nước nên dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
– Chống bong tróc, cong vênh, mối mọt hay nứt nẻ.
Nhược điểm của gỗ MFC
– Do mật độ gỗ thấp hơn so với MDF và HDF nên không cách âm tốt bằng.
– Cấu tạo chính từ những dăm gỗ kích thước lớn nên khi gia công MFC, ván dăm dễ bị mẻ cạnh làm ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ.
– Do phần dăm gỗ được trộn cùng với chất kết dính và một số thành phần khác, trong đó có thành phần Formaldehyde nên tấm ván có thể phát thải chất này ra môi trường không khí. Nếu ở nồng độ cao này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Gỗ MDF
Gỗ công nghiệp MDF là tên viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, được gọi là loại gỗ mật độ trung bình.
– Cấu tạo: Chất liệu gỗ MDF được làm từ bột sợi gỗ và kết dính với nhau bằng keo dán, nhiệt, ép lại và nén ở áp suất nén cao.
– Tính chất: Phần bề mặt của cốt gỗ khá mịn nên có thể dễ dàng kết hợp cùng nhiều loại bề mặt khác nhau. Đáp ứng được đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng (sơn, melamine, acrylic, laminate, veneer).
– Phân loại: Có 2 loại MDF thường và MDF chống ẩm. Cả ván thường và ván chống ẩm đều được ứng dụng cho nội thất trường học, văn phòng, gia đình (tủ quần áo, cửa gỗ, bàn ghế, giường, tủ bếp, kệ bếp) hoặc những nội thất có tính chất phức tạp, nội thất công trình … Riêng ván chống ẩm thường được sử dụng tại những không gian có độ ẩm cao như phòng tắm, phòng bếp…
https://file.hstatic.net/1000360516/file/7acbf4cc3524cd7a9435_36422eea2fcf4ff0bf515682291ad94c_1024x1024.jpg
Ưu điểm gỗ MDF
– Phần bề mặt có thể bám sơn tốt dễ dàng ép các vật liệu khác như acrylic, melamine, laminate.
– Không bị mục rỗng, cong vênh hoặc nứt nẻ giống gỗ tự nhiên.
– Khả năng cách nhiệt, cách âm tốt.
Nhược điểm gỗ MDF
– Khả năng chịu lực thẳng đứng của gỗ MDF thường không tốt.
– Do sợi gỗ được trộn cùng chất kết dính và một số thành phần khác, trong đó có chất Formaldehyde nên tấm ván có thể thải ra môi trường không khí. Nếu ở nồng độ cao sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Phân biệt gỗ MFC và MDF
Nếu nhìn cảm quan bên ngoài, gỗ MFC và MDF nếu được phủ sơn hoặc bề mặt thì trông khá giống nhau. Tuy nhiên, nếu quan sát kĩ tại phần lõi sẽ dễ dàng nhận ra ngay.
– Gỗ MFC: Được cấu tạo từ loại ván dăm và giấy trang trí có nhúng keo Melamine. Phần cốt ván dăm được làm từ dăm gỗ kết dính với nhau bởi keo và một số chất làm cứng nên cốt ván gỗ sẽ trông khá thô ráp, độ dày thông thường khoảng 18mm và 25mm.
– Gỗ MDF là ván sợi mật độ trung bình. Phần cốt ván được làm từ loại sợi gỗ/bột gỗ nên trông phần lõi tại mặt cắt rất mịn. Phần cạnh ván thường mịn hơn so với ván dăm nên khi cắt sẽ không bị bẻ cạnh. Độ dày thường là 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm.
So sánh gỗ MFC và MDF
Nên sử dụng gỗ MDF hay gỗ MFC?
Về giá thành
Hiện nay, ván gỗ MFC sở hữu mức giá thành thấp hơn gỗ MDF và khá rẻ, thích hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo bề mặt phù mà giá của MFC sẽ thay đổi. Nếu sử dụng chất liệu melamine sẽ tiết kiệm được chi phí hơn so với laminate hoặc acrylic. Tùy theo từng loại, mặt phủ, giá cả sẽ chênh lệch lên vài chục đến vài trăm, tùy theo thiết kế tủ được lựa chọn.
Về độ dày
Bằng mắt thường, có thể dễ dàng quan sát thấy gỗ MFC dày hơn so với gỗ MDF. Gỗ MFC sở hữu độ dày 18-25mm, trong khi đó, MDF sở hữu các độ dày gồm 5.5mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm và 17mm.
https://media.loveitopcdn.com/47/go-mdf-phu-melamine-gia-tot.jpg
MFC cũng nhẹ hơn so với MDF nên được ứng dụng rộng rãi hơn, đặc biệt là trong những món đồ nội thất có kích thước lớn. So với MFC, MDF cũng chịu lực kém hơn. Còn gỗ MDF lại có tác dụng cách âm tốt hơn MFC.
Về độ bền
Dựa trên những đặc điểm về vật lý trên, có thể thấy gỗ công nghiệp MDF mang đến độ bền cao hơn cũng như khả năng chống ẩm cao hơn gỗ MFC. Bên cạnh đó, gỗ công nghiệp MFC chỉ có duy nhất bề mặt melamine còn gỗ ván ép công nghiệp MDF có thể dán bất cứ chất liệu nào, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn hơn về màu sắc.
Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ công nghiệp MDF có thể sử dụng lên tới 15-20 năm mà vẫn luôn đẹp bền vững nếu biết cách bảo quản, sử dụng. Còn với gỗ MFC trong điều kiện khí hậu Việt Nam, thời hạn sử dụng khoảng từ 10-15 năm mà không thay đổi về chất lượng.
Tuy nhiên, khi có nhu cầu chọn loại gỗ để làm nội thất, khách hàng nên dựa trên mục đích sử dụng của gia đình (tức là chọn gỗ cho hạng mục nội thất nào) để có được quyết định đúng đắn nhất.
Đối với những hạng mục nội thất trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với nước như tủ lavabo, tủ bếp.. thì nên lựa chọn gỗ MDF lõi xanh chống ẩm và bề mặt dán acrylic, melamine hay laminate, veneer để giúp đảm bảo độ bền sản phẩm.
Đối với những hạng mục nội thất trong phòng khách, phòng ngủ ít tiếp xúc với nước, người dùng nên lựa chọn gỗ MFC melamine để tiết kiệm chi phí và đảm bảo độ bền đẹp.
Trên đây là những thông tin về gỗ MFC và MDF, hi vọng mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.