Chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp lâu năm làm việc trong lĩnh vực nội thất, am hiểu về các chất liệu sử dụng làm đồ nội thất, nắm bắt nhanh các xu hướng thiết kế, tư duy thẩm mỹ tốt. Từ đó luôn đưa ra được những phương án thiết kế – thi công nội thất đảm bảo tối ưu chi phí nhất cho khách hàng, đồng thời vẫn mang được các yếu tố thẩm mỹ cao, đáp ứng được đầy đủ công năng sử dụng, tối ưu hóa giá trị không gian mang lại cuộc sống tiện nghi cho gia chủ.
Ván nhựa PVC là gì?
Ván nhựa PVC đang là giải pháp được sử dụng để dần thay thế cho các loại vật liệu gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong ngành sản xuất đồ nội thất. Vậy loại ván nhựa này có đặc tính gì nổi bật mà ngày càng được sử dụng nhiều, hãy cùng Xưởng Nội Thất Nam Á tìm hiểu trong bài viết này.
Ván nhựa PVC là gì?
Ván nhựa PVC là những tấm Foam cứng, thành phần chính là bột nhựa PVC (Polivinyl Clorua) kết hợp thêm một số chất phụ gia khác. Kích thước khổ ván nhựa PVC giống với kích thước tiêu chuẩn của ván MDF là 1220 x 2440mm hoặc 1830 x 2440mm; độ dày là 5, 8, 10, 12, 15, 17, 20mm.
Màu sắc nguyên bản của tấm nhựa PVC là màu trắng hơi đục, trên bề mặt của nó có thể ép, phủ lên các màu khác. Thông thường sẽ sử dụng bề mặt phủ melamine hoặc lớp phủ UV để tạo màu vân gỗ, vân đá hoặc các màu đơn sắc.
Cấu tạo của tấm ván PVC
Đối với các đồ nội thất sử dụng nhựa pvc có bề mặt lộ ra bên ngoài thường sẽ được phủ lớp trang trí tạo màu để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Cấu tạo của các tấm nhựa PVC gồm 4 lớp:
- Lớp lõi: tấm nhựa PVC
- Lớp keo Hot Melt Pur: là lớp keo giúp kết nối, gắn chặt màng film trang trí lên bề mặt tấm nhựa pvc, ngoài ra lớp keo này cũng có tác dụng tăng khả năng chống thấm nước cho vật liệu.
- Màng film: lớp trang trí tạo màu sắc, có thể là các màu đơn sắc, màu vân gỗ hoặc màu vân đá, tùy thuộc vào từng công trình.
- Lớp bóng gương bảo vệ bề mặt: có tác dụng chống trầy xước, bảo vệ lớp màng film đồng thời tăng độ thầm mỹ
Đặc tính của ván nhựa PVC
Ván nhựa PVC được đánh giá là vật liệu mang tính linh hoạt khá cao trong quá trình sử dụng và đặc biệt mang lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành nội thất. Ván nhựa PVC là dòng vật liệu mang nhiều tính năng đột phá như:
– Nhựa PVC có khả năng chịu nước tuyệt đôi, không bị trương nở, không ẩm mốc, mối mọt và không hóa chất độc hại với sức khỏe. Với khí hậu Việt Nam quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều thì những sản phẩm đồ nội thất làm bằng gỗ sau một thời gian sử dụng sẽ gặp phải vấn đề như bị trương nở, ẩm mốc, mối mọt và mục dần. Đặc biệt, là những khu vực gần bếp, nhà tắm,… nơi thường xuyên tiếp xúc với nước.
– Độ bền cao: Chất liệu nhựa có PVC có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt do PVC có tính chống mài mòn, ăn mòn cao. Vì thế, tấm nhựa PVC được sử dụng khá nhiều để đồ nội thất,
– Khả năng chống cháy tốt: Do nhựa PVC có chứa thành phần lên tới 57% clo có nguồn gốc từ muối thông thường. Vì thế, nếu đốt cháy thì hàm lượng clo này của nó sẽ có thể dập tắt ngọn lửa. Đồng thời, nhiệt độ cháy của PVC cao lên tới 455 độ C và nhiệt độ do PVC giải phóng khi bị đốt cháy sẽ thấp hơn khá nhiều lần so với nhiệt độ được giải phóng bởi các loại nhựa khác như PE và PP. Vì thế, khi sử dụng vật liệu nhựa PVC cũng có ít khả năng truyền lửa sang những vật liệu khác hơn.
– Tính cách điện lớn: Nhờ có các đặc tính chịu được cường độ điện lớn mà chất liệu nhựa PVC không bị phá vỡ cấu trục, cùng với khả năng chống cháy giúp cho PVC trở thành vật liệu sử dụng trong sản xuất cáp truyền thông, cáp điện, hộp công tắc, điện dân dụng…
– Đảm bảo tính vật lý cao: Qua những thông tin về thông số trên và thực tế, có thể thấy nhựa PVC nếu ở điều kiện thông thường sẽ sở hữu đặc tính cứng, giòn, khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn cao, nhẹ và dẻo dai.
– Tính kháng hóa chất: Có thể nói, đây là một trong những đặc tính nổi bật của nhựa PVC so với các vật liệu khác. Đối với nhựa PVC,. dù bị trương nở hay hòa tan trong hydrocacbon thơm, xeton và êt tuần hoàn nhưng vẫn sẽ rất khó hòa tan trong các loại hóa chất hữu cơ khác. Đặc biệt, nhựa PVC còn có khả năng chống lại hầu hết các hóa chất vô cơ.
Phân loại tấm ván nhựa PVC
Trên thị trường hiện nay, ván nhựa pvc được chia làm các loại như sau:
– Theo màu sắc ván:
- PVC màu ghi: độ cứng cao, dễ giòn, chịu nhiệt tốt.
- PVC màu trắng ngà: chịu nhiệt tốt, khả năng chịu hóa chất cao, giá thành cao hơn.
– Theo thương hiệu và nguồn gốc:
- Nhựa picomat
- Nhựa đài loan
- Nhựa vincoplast
- Nhựa ecoplast
- …..
– Theo màu sắc lớp trang trí gồm có:
- Ván nhựa pvc đơn sắc (màu đen, xám, xanh,….)
- Ván nhựa pvc vân gỗ: các họa tiết đường vân gỗ mô phỏng từ gỗ tự nhiên, mức độ giống đến 90%.
- Ván nhựa pvc vân đá: mô phỏng giống hết các loại vân đá quý, đá tự nhiên hoặc cũng có thể tạo các hình họa tiết tranh đá 3D.
Quy trình sản xuất ván nhựa PVC
Quy trình sản xuất ván nhựa PVC trải qua 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Trộn nguyên liệu
Các nguyên liệu, chất phụ gia được chuẩn bị theo một tỉ lệ nhất định. Để đảm bảo tỉ lệ theo đúng tiêu chuẩn cần sử dụng hệ thống cân tự động, trọng lượng của từng loại được nhập vào hệ thống cân, sau đó hệ thống cân tự động sẽ thực hiện các công đoạn còn lại.
Các nguyên liệu, chất phụ gia cân xong sẽ được vận chuyển vào máy trộn. Quá trình trộn là bước rất quan trọng để sản xuất ván, ảnh hưởng đến chất lượng, sự ổn định của quá trình sản xuất. Tất cả các nguyên liệu được trộn đều nhờ vào nhiệt độ tăng cao do ma sát sẽ làm tan chảy các chất phụ gia tạo ra một hỗn hợp đều các nguyên liệu.
Khi trộn đủ thời gian và đạt nhiệt độ cho phép thì hỗn hợp nguyên liệu sẽ được chuyển xuống khoang làm mát và ổn định. Sau quá trình này sẽ được hỗn hợp nguyên liệu hoàn chỉnh để bước vào giai đoạn tiếp theo.
Bước 2: Chạy Máy
Hỗn hợp nguyên liệu hoàn chỉnh được cho vào máu đùn. Hệ thống nhiệt có vai trò đốt nóng chảy nguyên liệu và được trục vít đẩy vào khuôn nóng hoàn thành quá trình nhựa hóa.
Sau đó nguyên liệu được chuyển vào hệ thống khuôn lạnh để định hình tấm ván, độ dày cho tấm. Lúc này tấm pvc vẫn là 1 dải dài, chưa được cắt theo kích thước tiêu chuẩn.
Tiếp đến là khâu dập tên thương hiệu, mã sản phẩm, thông số,… sau đó tấm ván sẽ được phủ lớp mảng bảo vệ giúp quá trình gia công và vận chuyển không bị trầy xước.
Cuối cùng, tấm sẽ được cắt theo kích thước khổ ván tiêu chuẩn.
Bước 3: Kiểu tra chất lượng sản phẩm
Trước khi xuất xưởng tấm ván nhựa pvc sẽ phải trải qua khâu kiểm định về chất lượng dựa trên các tiêu chí:
- Độ cứng
- Độ dày
- Kích thước
- Trọng lượng
Các tấm đạt tiêu chuẩn sẽ được cho xuất xưởng, những tấm còn lại không đạt chuẩn sẽ được giữ lại băm nghiền để tái chế.
Video giới thiệu về quy trình sản xuất ván nhựa picomat
Ứng dụng của ván nhựa PVC trong nội thất
– Sản xuất các loại ốp trong xây dựng: Do PVC có khả năng mài mòn và chống ẩm nên được sử dụng để ốp cửa sổ, lợp mái, ốp sàn, làm hàng rào, ốp tường trang trí…. Không những thế, Vinyl không ăn mòn giống như một số vật liệu xây dựng khác nên không yêu cầu sơn thường xuyên và có thể dễ dàng làm sạch bằng các loại nước tẩy rửa nhẹ thông thường.
– Sản xuất thiết kế nội thất: Trong lĩnh vực nội thất, tấm nhựa PVC có thể sử dụng để thay thế các vật liệu khác trong làm tủ bếp thay cho tủ gỗ thông thường, với khả năng chống ẩm, chống mối mọt PVC còn được dùng để làm một số món đồ gia dụng khác như tủ tivi, tủ quần áo, kệ trang trí, giường ngủ, quầy trưng bày, đặc biệt là tủ bếp nhựa pvc hiện nay được sử dụng rất nhiều…
Ván nhựa PVC dùng làm nội thất có an toàn không?
Nhựa PVC đã từng được sử dụng khá rộng rãi và đa dạng trong các lĩnh vực trong đời sống từ khoảng trước những năm 1970 do giá thành rẻ và độ bền cao. Bên cạnh đó, nhựa PVC cũng giúp làm giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên như gỗ đá,… Điều này cũng giúp làm giảm suy thoái tài nguyên, chống lại sự thay đổi khí hậu.
PVC rất thích hợp và an toàn để sản xuất các loại vật liệu đòi hỏi tính thẩm mỹ trong nội thất như tủ kệ hoặc tính thẩm mỹ không cao khác như sàn nhà, trần nhà… Tuy nhiên, do có chứa một loại khí độc clo, không an toàn dành cho sức khỏe nên không được ứng dụng trong các loại vật dụng đựng đồ ăn, thực phẩm hoặc dễ cháy,…